Chứng thực chữ ký là một thủ tục quan trọng để xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản. Tuy nhiên, không phải mọi yêu cầu chứng thực đều được chấp nhận. Theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, có các trường hợp không được chứng thực chữ ký. Tìm hiểu chi tiết hơn tại Dịch Thuật Số 1.
Các Trường Hợp Không Được Chứng Thực Chữ Ký
Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký. Theo Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Có bốn trường hợp không được chứng thực chữ ký như sau:
- Khi yêu cầu chứng thực, nếu người yêu cầu không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Người yêu cầu chứng thực cung cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đã hết hạn hoặc là giả mạo.
- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu ký vào có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Hoặc bao gồm các hành vi sau:
- Kêu gọi, cổ vũ chiến tranh, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bóp méo lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Lăng mạ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức.
- Xâm phạm quyền công dân.
- Giấy tờ, văn bản có liên quan đến hợp đồng hoặc giao dịch. Ngoại trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền không có thù lao. Không yêu cầu bồi thường từ bên ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng bất động sản.
Việc nắm rõ các trường hợp không được chứng thực chữ ký là cần thiết để tránh gặp phải rủi ro pháp lý. Nếu thuộc một trong các trường hợp này. Người yêu cầu chứng thực sẽ không thể hoàn thành thủ tục theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Công Chứng Dịch Thuật, Công Chứng Sao Y Và Công Chứng Hợp Đồng Kinh Tế.
Thủ Tục Chứng Thực Chữ Ký Theo Quy Định Pháp Luật
Nếu mọi người không nằm trong các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì có thể thực hiện thủ tục chứng thực bình thường. Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Thủ tục chứng thực chữ ký được quy định như sau:
Người yêu cầu chứng thực chữ ký cần xuất trình các giấy tờ sau
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Văn bản hoặc giấy tờ mà họ sẽ ký.
Quy trình chứng thực
Người thực hiện chứng thực có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ yêu cầu chứng thực. Nếu các giấy tờ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 24. Đồng thời người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Thì yêu cầu người yêu cầu ký chữ ký trước mặt và thực hiện các bước chứng thực như sau:
- Ghi lời chứng đầy đủ theo mẫu quy định;
- Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ hai trang trở lên, lời chứng phải ghi vào trang cuối. Nếu văn bản có nhiều trang, cần đóng dấu giáp lai.

>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Công Chứng Và Chứng Thực Trong Dịch Thuật.
Trường hợp chứng thực chữ ký một cửa
Trong trường hợp chứng thực chữ ký tại các bộ phận tiếp nhận. Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. C, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ. Nếu người yêu cầu chứng thực đủ điều kiện theo khoản 2 Điều 24. Công chức sẽ đề nghị họ ký vào giấy tờ và chuyển cho người có thẩm quyền để thực hiện chứng thực.
Thủ tục chứng thực chữ ký được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một văn bản;
- Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật.
- Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao. Không có nghĩa vụ bồi thường và không liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng bất động sản.

>> Xem thêm: Công Chứng Dịch Thuật Là Gì? Dịch Vụ Dịch Thuật Công Chứng Lấy Ngay.
Cơ Quan Chứng Thực Chữ Ký Có Thẩm Quyền
Chứng thực chữ ký có thể thực hiện tại các cơ quan sau đây theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
- Phòng Tư pháp của các cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ và văn bản.
- Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) có thể chứng thực chữ ký. Nhưng không thực hiện chứng thực chữ ký của người dịch. Việc chứng thực chữ ký này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Bao gồm các cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự. Có trách nhiệm chứng thực các giấy tờ, văn bản liên quan, với viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự là người thực hiện ký và đóng dấu chứng thực.
- Công chứng viên làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng, phòng công chứng) cũng có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ và văn bản. Tương ứng với các quy định về thẩm quyền của phòng công chứng.

>> Xem thêm: Sao Y Chứng Thực Không Cần Bản Chính Có Được Không?
Dịch Vụ Chứng Thực Chữ Ký Nhanh Tại Dịch Thuật Số 1
Từ năm 2008, Dịch Thuật Số 1 đã cung cấp dịch vụ Chứng thực Chữ ký nhanh chóng, cam kết đảm bảo chất lượng và uy tín hàng đầu:
- Miễn phí in ấn và giao nhận: Chúng tôi cung cấp dịch vụ giao nhận miễn phí trong nội thành đối với các đơn hàng từ 300.000 VNĐ trở lên.
- Chắc chắn về tính pháp lý: Chúng tôi cam kết đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mọi hồ sơ chứng thực.
- Nhanh chóng, lấy ngay trong ngày: Đảm bảo dịch vụ thực hiện ngay trong ngày, giúp bạn tiết kiệm thời gian.
- Thủ tục đơn giản và trọn gói: Quy trình làm việc dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phải lo lắng về các thủ tục phức tạp.
- Hỗ Trợ 24/24: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào, 24/7. Đảm bảo bạn có thể hoàn thành các thủ tục chứng thực chữ ký nhanh chóng và hiệu quả.
- Uy Tín Và Kinh Nghiệm: Với 15 năm kinh nghiệm, Dịch Thuật Số 1 tự hào là đơn vị uy tín trong lĩnh vực chứng thực chữ ký. Xử lý tất cả các trường hợp khó nhất.
Bài viết trên Dịch Thuật Số 1 đã nêu rõ các trường hợp không được chứng thực chữ ký. Nếu khách hàng có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ.