2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ…
Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có một điểm chung là phương thức hư từ, trật tự từ – mặc dù, như đã nói ở trên, phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một phương thức điển hình của Anh ngữ.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS. Nguyễn Tài Cẩn đã chia các hình vị tiếng Việt thành 4 loại:
Tiếng độc lập Tiếng không độc lập
Thực Hư
Tiếng có nghĩa học sẽ quốc (quốc kì)
giả (học giả)
Tiếng vô nghĩa - - dãi (dễ dãi)
cộ (xe cộ)
(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 37)
Hay như một cách diễn đạt khác của TS. Nguyễn Hồng Cổn:
Giá trị →
Hoạt động ↓
Có giá trị ngữ nghĩa Có giá trị ngữ pháp
Độc lập hoàn toàn học, đẹp… sẽ, dù…
Độc lập không hoàn toàn thuỷ, quốc… bù (bù nhìn)… bất, vô…
2.2. Trong khi trình bày về thành tố cấu tạo từ, GS. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm bán phụ tố. Đó là “những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ. Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt động độc lập, cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố” (Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 67). Và khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Trong tiếng Việt, những yếu tố như viên, giả, sĩ, hoá… cũng có tính chất của các bán phụ tố” (sđd, trang 68). Đối chiếu với các phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn thì chúng ta thấy các hình vị có giá trị ngữ pháp nhưng không độc lập hoàn toàn và có nguồn gốc Hán Việt là những hình vị có tính chất của các bán phụ tố. Sau đây là một vài ví dụ:
-sĩ : nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, viện sĩ, nha sĩ…
-học : dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, sinh học…
tiền- : tiền đề, tiền lệ, tiền sử, tiền tố, tiền nhiệm…
bất- : bất biến, bất cẩn, bất chính, bất công, bất định, bất nhân, bất nghĩa, bất ngờ…
…
Có thể nhận thấy, trong các ví dụ trên, mỗi từ đều được cấu tạo từ hai yếu tố: một yếu tố mang nghĩa từ vựng cho toàn từ, còn yếu tố kia lại có thiên hướng về ý nghĩa ngữ pháp. Các yếu tố thứ hai đó chính là các hình vị có tính chất của các bạn phụ tố mà chúng ta đang nói tới. Và, khi đối chiếu với các từ tiếng Anh tương ứng, chúng ta sẽ nhận thấy có những sự tương ứng nhất định giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh về vai trò trong cấu tạo từ:
– artist, painter, musican, academician, dentist…
– ethnology, pschology, sociology, biology…
– premise, precedent, prehistoric, prefix, predecessor…
– invariable, careless, illegal, injustice, indeterminate, humanless, ungrateful, unexpected…
– …
Như vậy, rõ ràng là đã có một sự tương ứng về vai trò trong việc cấu tạo từ giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh. Tuy nhiên, sự tương ứng này không phải là tương ứng 1–1 hoàn toàn, nghĩa là không phải cứ ứng với một “bán phụ tố” tiếng Việt là một phụ tố tiếng Anh. Rõ ràng là ứng với sĩ- trong tiếng Việt là: -ist, -er, -an… trong tiếng Anh; hay giữa bất- với các phụ tố in-, -less, il-, un-…. Đó là khi chúng ta lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Ngược lại, khi ngôn ngữ cơ sở đó là tiếng Anh thì ta cũng nhận thấy tình trạng như vậy. Ví dụ với phụ tố -er trong tiếng Anh, nó làm thành tố cấu tạo các từ như: painter, teacher, worker, driver … thì các “bán phụ tố” tiếng Việt tương ứng lúc này lại là: -sĩ (hoạ sĩ), -viên (giáo viên), -nhân (công nhân), trình- (trình điều khiển)…
Do vậy, sự tương ứng đó phải nằm ở một bậc cao hơn, và mang tính khái quát.
Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng lớn nhất của từ là chức năng định danh. Nghĩa là, từ là phương tiện dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… Xét về mặt logic thì có thể coi từ tương đương với các khái niệm (và chỉ là tương đương mà thôi). Trong khi đó, ở các dân tộc, các cộng đồng luôn có những phạm trù về thời gian, tính chân thực, về sự khẳng định hay phủ định… Đó là những cái chung. Tuy nhiên, giữa các ngôn ngữ khác nhau và giống nhau trong việc định danh. Điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu tạo từ có thể nhận thấy trước nhất ở mô hình theo kiểu căn tố+phụ tố/ “bán phụ tố”. Những ví dụ trên đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, về tần suất sử dụng và bản chất của mô hình này ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Và chúng ta có thể khẳng định rằng đó là một hiện tượng phổ biến trong tỉếng Anh, bởi đơn giản tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết.
Mặc dù không thể có sự tương ứng 1–1 ở mặt đơn vị cấu tạo từ nhưng nếu xét ở một bình diện khác, bình diện phạm trù ý nghĩa mà các hình vị đó thể hiện thì chúng ta có thể thấy: Đối với mỗi phạm trù (phủ định, chỉ con người, chỉ ngành khoa học…) ở mỗi ngôn ngữ luôn có những nhóm hình vị nhất định.
Ví dụ:
a. Phạm trù sự phủ định
a1. Tiếng Anh
dis- : dishonest, disorganize, dislike, disappear, disadvantage
il (+l)- : illegal, illiberal
im (+m or p)- : imposible, impolite
in- : indirect, invisible, injustice
ir (+r)- : irregular, irrelevant
non- : non-alcohobic, non-stop, non-profit
un- : uncomfortable, unusual, undated, uncertain, unpack, unzip
-less : hopeless, powerless
a2. Tiếng Việt
bất- : bất định, bấn đồng, bất biến, bất tận…
phi- : phi lí, phi nghĩa…
vô- : vô vi, vô đạo, vô tình, vô hình…
b. Phạm trù khả năng
b1. Tiếng Anh
-able : writeable, unable, comfortable…
-ible : visible, possible, comprehensible…
b2. Tiếng Việt
khả- : khả dụng, khả năng, khả biến…
-được : viết được, ăn được, nhìn (thấy) được…
c. Phạm trù chỉ người
c1. Tiếng Anh
-er/or : driver, editor
-ist : tourist, scientist
-ant/ent : assistant, student
-an/ian : republican, electrician
-ee : employee, examinee
c2. Tiếng Việt
-sĩ : nhạc sĩ, hoạ sĩ, giáo sĩ, nha sĩ, bác sĩ, viện sĩ…
-viên : giáo viên, sinh viên, nhân viên, diễn viên…
-giả : học giả, tác giả, kí giả…
-nhân : thi nhân, quân nhân, công nhân, nạn nhân, bệnh nhân…
nhà- : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo…
v.v và v.v…
Trong các ví dụ cho cách 3 (phần 1.2), chúng tôi đã chủ ý sắp xếp theo hướng giảm dần tính độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ: từ những căn tố tiếng Anh và từ ghép trong tiếng Việt đến các phụ tố trong tiếng Anh và các hình vị có nghĩa không độc lập trong tiếng Việt. Trong số 82 thuật ngữ (bao gồm cả thuật ngữ tin học và một số thuật ngữ bóng đá) mà chúng tôi tạm lấy làm tư liệu (xem phần Phụ lục) thì có tới 42 trường hợp sử dụng cách 3. Tất nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi khi có thống kê đầy đủ các thuật ngữ đã được dịch, nhưng chắc chắn cách 3 sẽ là cách phổ biến nhất, bởi vì nó sẽ vừa đảm bảo việc tiết kiệm (sử dụng những yếu tố có sẵn) vừa đảm bảo khả năng dễ liên tưởng, nhất là sự liên tưởng giữa các phụ tố tiếng Anh với các hình vị có nghĩa không độc lập (bao gồm cả các “bán phụ tố”) trong tiếng Việt. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, các hình vị tiếng Việt loại này có sức sản sinh từ rất cao do nội dung ngữ nghĩa của mỗi hình vị đều mang tính phạm trù, chứ không đơn thuần là một khái niệm đơn lẻ. Và sự tồn tại của những nhóm phụ tố – “bán phụ tố” tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt như đã trình bày là một thuận lợi rất lớn cho công tác dịch thuật.
Do điều kiện thời gian cũng như những đòi hỏi khách quan khác mà trong bài viết này chúng tôi chưa thể đưa ra một bảng đối chiếu các phụ tố tiếng Anh với các “bán phụ tố” tiếng Việt và các yếu tố tương đương. Trong khi đó, trên thực tế, một hạn chế của các từ điển đối chiếu (kể cả từ điển phụ tố) hiện nay là mới chỉ đưa ra các đối chiếu một cách rời rạc (word-by-word). Nếu chúng ta xây dựng được một bảng đối chiếu dựa trên các phạm trù thì sẽ tăng khả năng liên tưởng cũng như tăng khả năng chọn lựa từ ngữ hơn trong khi thực hiện công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch các thuật ngữ mới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- VĂN PHÒNG TP. HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 1
- Địa chỉ: 187A Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3
- Điện thoại: 028.62.60.86.86 – 028.62.96.7373
- Email: saigon@dichthuatso1.com
- VĂN PHÒNG TP. HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 2
- Địa chỉ: 166A Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
- Điện thoại: 028.2253.8601 – 028.2253.8602
- Email: hcm@dichthuatso1.com
- VĂN PHÒNG TP. HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 3
- Địa chỉ: 345A Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
- Điện thoại: 028.6286.4477 - 028.627.666.03
- Email: hcm@dichthuatso1.com
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
- Địa chỉ: 46 Hoàng Cầu
- Điện thoại: 0243.784.2264 – 0243.519.0800
- Email: hanoi@dichthuatso1.com
- VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: Phòng 4.2.3, Tầng 4, Tòa nhà DanaBook, 76 Bạch Đằng
- Điện thoại: 0236.62.76.777
- Email: danang@dichthuatso1.com
Dịch Thuật Số 1 - Đối Tác Đáng Tin Cậy Trong Lĩnh Vực Dịch Thuật Chất Lượng Cao
Thương hiệu dịch thuật công chứng uy tín từ năm 2008. Với đội ngũ chuyên viên tận tâm và ban lãnh đạo đầy nhiệt huyết, chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp giải pháp ngôn ngữ, là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước.
Các dịch vụ chính chúng tôi cung cấp:
- Dịch thuật và Bản địa hoá
- Công chứng và Sao y
- Phiên dịch
- Hợp pháp hoá lãnh sự
- Lý lịch tư pháp
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay và tốt nhất!