Công chứng, chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài là thủ tục quan trọng khi cần xác nhận tính hợp pháp của bản sao hộ chiếu đối với các mục đích hành chính, pháp lý tại Việt Nam. Theo các quy định hiện hành, việc chứng thực này không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hộ chiếu. Trừ một số trường hợp cụ thể.
Hộ Chiếu Là Gì?
Hộ chiếu là một loại giấy tờ pháp lý do Nhà nước cấp. Dùng để xác nhận quốc tịch và danh tính của công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh. Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2023). Hộ chiếu thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin có trên hộ chiếu bao gồm: ảnh chân dung, họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, giới tính. Quốc tịch, số hiệu hộ chiếu, ngày cấp và ngày hết hạn, cơ quan cấp. Cùng các số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân. Đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Thêm thông tin về chức vụ, chức danh của người sở hữu cũng sẽ được ghi rõ.

>> Xem thêm: Chứng Thực Chữ Ký Ở Đâu Uy Tín Và Nhanh Chóng?
Các Loại Hộ Chiếu Hiện Nay
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có ba loại hộ chiếu bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao: Bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG). Cấp cho các quan chức cấp cao của Nhà nước. Được chỉ định đi công tác quốc tế theo nhiệm vụ được giao.
- Hộ chiếu công vụ: Bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV). Cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng Công an, Quân đội. Khi có yêu cầu đi công tác nước ngoài theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền.
- Hộ chiếu phổ thông: Bìa màu xanh tím (mẫu HCPT). Cấp cho công dân Việt Nam để thực hiện các chuyến đi cá nhân hoặc công tác quốc tế.
>> Xem thêm: Dịch Thuật Công Chứng Hộ Chiếu, Passport Lấy Ngay, Giá Tốt Nhất.
Hộ Chiếu Người Nước Ngoài Có Cần Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Không?
Chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài có cần hợp pháp hóa lãnh sự không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính yêu cầu người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính của giấy tờ, văn bản và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp giấy tờ, văn bản được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài. Nếu đã được công chứng hoặc chứng nhận. Thì cần phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. Tuy nhiên, nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc áp dụng nguyên tắc có đi, có lại. Thì không cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự.
Theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP. Đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp. Thì không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Cũng như trường hợp chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này. Hợp pháp hóa lãnh sự cũng không cần thiết.
Do đó, theo các quy định trên, việc chứng thực bản sao từ bản chính đối với hộ chiếu không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho việc chứng thực bản sao từ bản chính. Và trong một số thủ tục khác, hộ chiếu vẫn có thể yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự tùy theo từng trường hợp cụ thể.

>> Xem thêm: Dịch Vụ Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Hộ Chiếu Nhanh, Uy Tín.
Thủ Tục Chứng Thực Hộ Chiếu Của Người Nước Ngoài
Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Thủ tục chứng thực bản sao hộ chiếu cho người nước ngoài được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình cả bản chính của giấy tờ, văn bản và bản sao cần chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền từ nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận. Trước khi yêu cầu chứng thực bản sao, giấy tờ đó cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp giấy tờ, văn bản thuộc đối tượng được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Thì không cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự.
Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ mang bản chính mà không có bản sao. Cơ quan hoặc tổ chức thực hiện chứng thực sẽ tiến hành chụp lại bản chính. Sau đó thực hiện chứng thực, trừ khi không có phương tiện chụp ảnh.
>> Xem thêm: Các Trường Hợp Không Được Chứng Thực Chữ Ký Chi Tiết.
Quy trình chứng thực hộ chiếu người nước ngoài
Sau khi kiểm tra bản chính và đối chiếu với bản sao. Nếu thấy nội dung bản sao khớp với bản chính và bản chính không thuộc các trường hợp bị cấm chứng thực theo Điều 22 của Nghị định này. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ nội dung lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định.
- Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực, và ghi vào sổ chứng thực.
Nếu bản sao có từ hai trang trở lên, lời chứng sẽ được ghi vào trang cuối cùng. Trong trường hợp bản sao có nhiều tờ, phải đóng dấu giáp lai vào các tờ với nhau.
Mỗi bản sao chứng thực sẽ được cấp số chứng thực. Và có thể chứng thực nhiều bản sao từ một bản chính trong cùng một thời điểm.

>> Xem thêm: Sơ Yếu Lý Lịch Chứng Thực Ở Đâu? Thủ Tục Ra Sao?
Văn Phòng Có Thẩm Quyền Chứng Thực Hộ Chiếu Của Người Nước Ngoài
Cơ quan có thẩm quyền chứng thực hộ chiếu cho người nước ngoài được quy định tại Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể, các cơ quan có quyền thực hiện chứng thực bao gồm:
- Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Có trách nhiệm chứng thực các bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam. Các cơ quan nước ngoài hoặc cơ quan có liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài cấp.
- Cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài: Các cơ quan này, bao gồm đại sứ quán và lãnh sự quán. Có thẩm quyền chứng thực các tài liệu tương tự như Phòng Tư pháp. Cụ thể là chứng thực bản sao, chữ ký trong văn bản và chữ ký của người dịch. Viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự sẽ thực hiện chứng thực và đóng dấu của cơ quan đại diện.
- Công chứng viên: Công chứng viên có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính và chữ ký trong các giấy tờ, văn bản tại các Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Công chứng viên sẽ ký chứng thực và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

>> Xem thêm: [Giải Đáp] Ai Có Thẩm Quyền Chứng Thực Di Chúc?
Trường Hợp Người Nước Ngoài Không Được Chứng Thực Hộ Chiếu
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Có một số trường hợp mà bản chính giấy tờ, văn bản không thể được sử dụng để chứng thực bản sao. Bao gồm:
- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, hoặc thay đổi nội dung không hợp lệ.
- Bản chính bị hư hỏng, mờ nhòe, không thể đọc được nội dung.
- Bản chính có dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc ghi rõ yêu cầu không sao chép.
- Bản chính chứa nội dung trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Kích động chiến tranh, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử dân tộc, hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, hoặc vi phạm quyền công dân.
- Bản chính do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nhưng chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận hoặc dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Sao Y Hộ Chiếu Uy Tín Tại Dịch Thuật Số 1.
Việc chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài tại Việt Nam đơn giản hơn so với nhiều loại giấy tờ khác. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý các yêu cầu và quy trình để đảm bảo tính hợp pháp và đúng đắn của thủ tục này.
Liên hệ Dịch Thuật Số 1 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ công chứng, chứng thực hoặc sao y.
📞 Hotline Hà Nội: 0779 088 868 ✉ hanoi@dichthuatso1.com
📞 Hotline TP.HCM: 0934 888 768 ✉ saigon@dichthuatso1.com
🌐 Website: www.dichthuatso1.com