Trong vài năm gần đây, Hợp pháp hóa lãnh sự đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng xuất khẩu lao động, du học và tuyển dụng lao động nước ngoài ngày càng gia tăng.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết về thủ tục hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự giúp bạn hiểu rõ quy trình và chuẩn bị tốt nhất cho những giấy tờ quan trọng của mình.

LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ

Hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự là gì?

Trong giao dịch quốc tế, việc chứng thực tài liệu để đảm bảo giá trị pháp lý là rất quan trọng. Hai thủ tục hành chính thiết yếu để thực hiện điều này là hợp pháp hóa lãnh sựchứng nhận lãnh sự. Trong đó:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự: Là quá trình cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên các giấy tờ, văn bản do nước ngoài cấp nhằm đảm bảo các tài liệu này được công nhận và có thể sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.
  • Chứng nhận lãnh sự: Là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan Việt Nam phát hành nhằm đảm bảo các tài liệu này sẽ được công nhận và sử dụng hợp pháp ở nước ngoài.

Thủ tục chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tại Việt Nam

Quy định về hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự đều chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật bao gồm:

  • Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05-12-2011 của Chính phủ quy định về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
  • Thông tư số 01/2012/TT-BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành một số quy định thuộc Nghị định số 111/2011/NĐ-CP về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
  • Thông tư 157/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
  • Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu): Bản chính hoặc bản chụp đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự: Bản chính hoặc bản sao.
  • Bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự:
  • Bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh: Bản dịch không phải chứng thực.
  • Bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu:
  • Phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận: (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

Thủ tục hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

Lưu ý:

  • Trường hợp đi nộp hồ sơ thay người đứng tên trong hồ sơ: Hồ sơ cần có Giấy ủy quyền hợp lệ (Giấy ủy quyền cần được chứng thực tại Phòng công chứng/ Ủy ban nhân dân/  Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam);
  • Trường hợp người đi nộp thay người đứng tên trong hồ sơ là người thân trong gia đình: Xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người đứng tên trong hồ sơ (hộ khẩu, khai sinh, kết hôn...);
  • Trường hợp chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa các giấy tờ, hồ sơ cho cơ quan, tổ chức: Hồ sơ cần có Giấy giới thiệu hợp lệ của cơ quan, tổ chức đó, Giấy giới thiệu phải ghi rõ mục đích đến Sở ngoại vụ để thực hiện hợp pháp hóa/ chứng nhận lãnh sự giấy tờ gì, của ai và để làm gì.

>>> Xem thêm: Danh sách các nước và loại tài liệu miễn hợp pháp hóa lãnh sự

2. Nơi tiếp nhận hồ sơ

Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao):

>>> Xem thêm: Hợp pháp hóa lãnh sự Bộ ngoại giao

Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao):

Các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền:

Có thể tìm thông tin về tên cơ quan, địa chỉ và thời gian làm việc trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự - Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn.

3. Trình tự thực hiện:

Nộp hồ sơ:

  • Bạn có thể nộp trực tiếp tại Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các cơ quan Ngoại vụ địa phương được ủy quyền.
  • Bạn cũng có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Xác nhận và giải quyết: Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc cơ quan Ngoại vụ địa phương sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ.

Nhận kết quả:

  • Bạn có thể nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ.
  • Hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.

4. Thời hạn giải quyết và phí lệ phí

  • Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên: Thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
  • Lệ phí: 30.000 đồng/hồ sơ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự, bạn có thể liên lạc với Chuyên gia của chúng tôi:

  1. Hotline(24h/24h): 0934.888.768

  2. Văn phòng Hà Nội: 024.3784.2264 – 024.3519.0800

  3. Văn phòng Sài Gòn: 028 62.60.86.86 – 028.62.96.7373

  4. Văn phòng Đà Nẵng: 0236.62.76.777 – 0236.62.78.777

Trân trọng cảm ơn và ước mong sẽ có cơ hội phục vụ Quý khách.

Hiểu rõ khái niệm và thủ tục hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự là bước đầu tiên để bạn chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể lựa chọn dịch vụ trọn gói tại Dịch Thuật Số 1. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách dễ dàng và an toàn nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Dịch Thuật Số 1 - Đối Tác Đáng Tin Cậy Trong Lĩnh Vực Dịch Thuật Chất Lượng Cao

Dịch Thuật Số 1Thương hiệu dịch thuật công chứng uy tín từ năm 2008. Với đội ngũ chuyên viên tận tâm và ban lãnh đạo đầy nhiệt huyết, chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp giải pháp ngôn ngữ, là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước.

Các dịch vụ chính chúng tôi cung cấp:

  • Dịch thuật và Bản địa hoá
  • Công chứng và Sao y
  • Phiên dịch
  • Hợp pháp hoá lãnh sự
  • Lý lịch tư pháp

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay và tốt nhất!

 LIÊN HỆ DỊCH NGAY!