Tiếp theo loạt bài về các thuật ngữ phổ biến trong dịch thuật, Dịch Thuật Số 1 tiếp tục giới thiệu một só thuật ngữ tiếp theo, để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn, có cái nhìn bao quát hơn về lĩnh vực dịch thuật này.
Dịch chuyên ngành: là hình thức dịch các tài liệu – văn bản của một chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó, có thể có nhiều lĩnh vực – chuyên ngành khác nhau như kinh tế – tài chính, kỹ thuật – công nghệ, tài nguyên – khoáng sản, chứng khoán – ngân hàng, vv..
Dịch từng từ: là phương pháp dịch giữ nguyên cấu trúc từ ngữ, với các từ được chuyển dịch với những ý nghĩa thông dụng nhất của từng tử, không xét đến văn cảnh.
Dịch trung thành: là cách thức dịch truyền đạt đúng ý nghĩa nội dung của bản gốc sang bản dịch, đây là cách thức dich bắt buộc trong dịch thuật.
Dịch nguyên văn: là cách thức cấu trúc ngữ pháp của ngữ nguồn được chuyển sang cấu trúc ngữ pháp của bản dịch nhưng nội dung ý nghĩa của từ vựng vẫn được chuyển dịch tưng đơn lẻ mà không xét đến ngữ cảnh.
Dịch ngữ nghĩa: cũng giống như cách dịch trung thành, chỉ có điều những từ ngữ chú trọng nhiều hơn đến tính thẩm mỹ của bản gốc.
Dịch phóng hay dịch tùy ứng: đây là cách dịch tự do và không theo bất kỳ một quy tắc nào, thường được dịch trong hài kịch và thơ ca. Các chủ đề nhân vật, cốt truyện được giữ nguyên, các mã văn hóa của ngôn ngữ gốc được chuyển sang các mã văn hóa của ngôn ngữ dịch và văn bản được viết lại.